Ngôi nhà mái lá của cặp vợ chồng kiến trúc sư

Bên trong ngôi nhà gạch mộc, mái lá ở ngoại thành Sài Gòn là một không gian sống hiện đại, gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ.

Cặp vợ chồng KTS Phạm Thị Mỹ An và KTS Michael Charruault đã lựa chọn một không gian sống kết hợp giữa hiện đại và truyền thống Việt Nam khi xây nhà cho mình tại TP HCM. “Khi Mỹ An thiết kế ngôi nhà này, đó thực sự là một giấc mơ trở thành sự thật. Gia đình tôi được sống trong một không gian mở hoàn toàn, gần hơn với thiên nhiên”, anh Michael chia sẻ.

Ngôi nhà ba tầng nằm trên khu đất 200 m2 có hàng rào cao 3m bao quanh để đảm bảo an ninh. Nhưng bức tường với nhiều đường gờ kết hợp với cửa gỗ đơn giản không có sự nặng nề mà trái lại, đem lại cảm giác thiền, bình yên, nhẹ nhàng nhờ hàng trúc quân tử trồng xung quanh.

Ban đầu, KTS Mỹ An dự định xây dạng nhà sàn với các tầng trên để sinh hoạt, tầng dưới là không gian để vui chơi, trồng cây. Sau đó, chị đã điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế. Tầng một là nơi sinh hoạt chung với chỗ tiếp khách, nấu bếp, bàn ăn là không gian mở hoàn toàn, giao hòa với thiên nhiên. Một mặt nhà nhìn ra bể bơi dịu mát, các mặt còn lại hướng ra các góc vườn yên tĩnh với cây cau, hoa sứ, tượng Phật…

Ở đây có phản gỗ quen thuộc của các gia đình chốn thôn quê Việt Nam, nơi chủ nhà có thể tiếp đón bạn hoặc nghỉ ngơi lúc mệt mỏi.

Sự cách biệt giữa trong và ngoài nhà chỉ mang tính chất tương đối nhờ vào hệ rèm tre dân dã.

Đồ gỗ nội thất trong khu sinh hoạt chung đều có màu trầm, nổi bật trên trên sàn xi măng, trần bê tông thô hay màu sơn tường trắng. Hệ tủ bếp lớn nhưng được xử lý giống như phần tường ốp gỗ ấm áp.

Cách xử lý không gian khéo léo giúp nơi sinh hoạt chung thoáng rộng, không bị vướng cột. Ngồi ở góc nào trong nhà cũng cảm nhận được màu xanh của cây cỏ, mặt nước, nắng gió chan hòa.

Không gian sinh hoạt chung ở tầng 1 mang hồn của ngôi nhà Việt xưa cùng với bể bơi hiện đại, giúp cả nhà thư giãn khiến vợ chồng KTS Mỹ An rất ưng ý.

Giữa các màu sắc trầm, lạnh, KTS sử dụng màu đỏ cho các bậc thang, một vài món đồ nội thất đã đem lại hiệu quả thị giác cao. Những bậc thang sơn đỏ tương phản cao với các bậc xi măng về màu sắc, về sự thô mộc và trau chuốt. Những ô thoáng nhỏ được trổ vừa lấy sáng vừa tạo nét trang trí cho chiếu nghỉ.

Tầng hai là không gian dành cho gia đình và cũng là chỗ tuyệt vời để đọc sách, thư giãn với hệ thông gió, ánh sáng tự nhiên tốt. Đồ đạc ở đây là đồ cũ hoặc bàn ghế đóng mới nhưng mang nét của nội thất xưa.

Do nhà có nhiều mặt thoáng nên KTS có thể mở nhiều cửa sổ, ô thoáng quanh nhà.

Thay vì phần tường nặng nề, một tủ sách thoáng được sử dụng để đảm bảo an toàn cho cầu thang. Những nhịp thang đỏ trở thành phần trang trí cho không gian tầng hai.

Tầng ba với phần mái dốc là không gian của phòng ngủ lớn. Độ cao vừa phải của tầng áp mái đem lại cảm giác ấm cúng nhưng vẫn có cảm giác thoáng đãng nhờ màu sơn trắng, nhờ khung cửa sổ hợp với hình dáng của nhà. Không chỉ thế, sàn nhà được lát gạch bông màu sắc đem lại cảm giác vui vẻ, hồn nhiên.

Nếu ở tầng 2, điểm nhấn là màu đỏ thì ở tầng 3, màu xanh đem lại cảm giác thư thái cho nơi nghỉ ngơi. Bàn trang điểm điệu đà với màu xanh dịu dàng cùng bộ sofa thư giãn được đặt bên khung cửa kéo hướng ra màu xanh của cây lá.

Ngoài bể bơi ở tầng một, các thành viên trong nhà cũng rất yêu thích bể bơi ngoài trời trên tầng 3. Đó là nơi vừa rộng rãi lại vừa gần gũi với thiên nhiên. Mặt bằng của nhà khá linh hoạt, bởi vậy, khi có nhu cầu, KTS có thể bố trí thêm một phòng ngủ ở tầng 2 và một phòng ngủ ở tầng 3.

Ban Mai (Theo MM++ Architects – MIMYA)
Ảnh: Hiroyuki Oki

nice house in HCMC

 

Trên mảnh đất 180,5 m2 (9,5×19 m), KTS Phạm Thị Mỹ An đã thiết kế một ngôi nhà 3 tầng mang phong cách hiện đại với không gian thoáng đãng.

 

Ngôi nhà có lợi thế nằm ở đầu hồi, có sự thông gió tự nhiên xuyên suốt nhờ hệ lam trước ban công ở mặt tiền.

 

Tầng 1 gồm phòng khách, phòng bếp mở nối liền tạo thành một khối. Màu sơn tường, nội thất trắng khiến không gian càng rộng và thoáng hơn.

 

Nhờ đó, các thành viên có cơ hội giao tiếp với nhau và với khách tới chơi.

 

Không gian này mở rộng ra khu sân vườn nhờ những khung cửa kính lớn.

 

Vào buổi sáng khi nắng nhẹ, gia đình có thể cùng nhau ăn sáng, uống cà phê giữa không gian xanh bình yên.

 

Ở khu vực tiếp khách, phần ghế ngồi và bậc cầu thang nối liền và làm từ cùng một loại gỗ tạo ra sự liên tục.

 

 

Nhờ có hệ cửa kính mở ra sân vườn nên ánh sáng và gió trời có thể tới được mọi nơi trong khu liên thông phòng khách – bếp ăn. Gầm cầu thang được sử dụng làm kệ để đồ.

 

Khi làm bếp, người nội trợ vẫn có thể nhìn thấy màu xanh cây lá, nghe tiếng chim hót hay tiếng đàn piano của người thân.

 

Nhìn từ cầu thang xuống tầng 1, bạn có thể thấy các bức tường, cửa mở ra sân vườn nối liền mềm mại, không có cảm giác góc cạnh, khô cứng.

 

Tầng 2 và tầng 3 là không gian nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình. Kiến trúc sư luôn tạo điều kiện tối đa để có được sự thông gió, ánh sáng tự nhiên đồng thời vẫn đảm bảo sự riêng tư nhờ hệ mành rèm dày.

 

Góc thư giãn để đọc sách, sáng tác tranh ảnh có sự tươi vui, tràn đầy sức sống.

 

Chất liệu gỗ được sử dụng nhiều trong nhà đem tới cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Các loại tủ kệ để thoáng, giảm bớt sự nặng nề của các khối tủ hộp kín.

 

Không gian thư giãn thảnh thơi bên khung cửa sổ đẹp.

 

Kiến trúc sư chỉ bố trí cây xanh, hoa lá sát tường để có được một khoảng sân rộng cho gia đình ngồi hóng gió, ngắm nhìn khung cảnh bao la xung quanh.

Thế giới đẹp lãng mạn với những… mái nhà tranh

(Dân trí)- Nhà lợp mái rơm mái rạ là một “đặc sản” kiến trúc của vùng quê, không chỉ một thời phổ biến ở Việt Nam mà hiện nay, tại nhiều vùng nông thôn trên khắp thế giới, mái gianh vẫn được sử dụng như một lối kiến trúc cổ điển đầy lãng mạn.

Sau một vụ mùa thu hoạch, rơm rạ đầy ngập cả đường làng, những người nông dân cần cù, hay lam hay làm đã nghĩ ra đủ hình thức tận dụng, biến những thứ tưởng như là phế thải trở thành những món đồ thủ công đẹp mắt. Trong đó, đáng kể nhất là kiến trúc nhà mái lợp rơm rạ, cho tới nay vẫn còn thịnh hành ở nhiều miền quê phương Tây và tạo nên nét duyên dáng đặc trưng cho kiến trúc ở vùng nông thôn.

Người ta vẫn xây nhà mái ngói, mái bằng bình thường, nhưng trên tầng mái thứ nhất hay còn gọi là mái trong đó là một khung mái thứ hai bao trùm ra ngoài được lợp bằng rơm rạ. Khi mưa xuống, nước sẽ trôi đi rất nhanh. Mùa hè, nó còn có tác dụng chống nắng, chống nóng. Trọng lượng nhẹ của lớp mái ngoài này cùng tính năng bảo vệ của nó giúp nâng cao tuổi thọ công trình và biến những ngôi nhà giản dị trở thành một tác phẩm kiến trúc mềm mại, duyên dáng, đầy tính thẩm mỹ. Chẳng thế mà công việc của những người thợ chuyên lợp mái rơm mái rạ được xếp vào nhóm “craft” – nghề thủ công tại nhiều nước phương Tây bởi tính chất công việc yêu cầu độ khéo léo từ bàn tay người thợ.

Ngày nay, bạn vẫn có thể tìm thấy những ngôi nhà mái gianh ở vùng nông thôn các nước Châu Âu, Châu Á, trong đó nước Anh được biết tới là xứ sở của những mái nhà gianh đẹp mắt nhất. Những ưu thế của mái rơm mái rạ đã được khẳng định qua thời gian, nó vừa hữu dụng, vừa giàu thẩm mỹ và giá thành lại rất rẻ, độ bền rất cao.


Ở những nước phát triển, khi xu hướng kiến trúc hiện đại đã trở nên quá phổ biến, những trang viên ở vùng nông thôn bắt đầu quay lại với lối kiến trúc hoài cổ và tạo nên một vẻ đẹp hài hòa với tổng thể không gian xung quanh. Đồng thời, kỹ thuật tạo hình cho mái gianh đã đạt tới mức có thể biến mỗi mái nhà thành một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt và không phải mái nhà nào cũng giống nhau, điều đó làm nên sự đa dạng sinh động cho mỗi công trình.

Kiến trúc mái gianh của Anh


Mái rơm mái rạ của Hà Lan

Một nếp nhà xinh của Ireland

Mái gianh của Nhật luôn vút cao

Mái gianh ở một vùng quê Hàn Quốc

Ngôi nhà hồng bên bờ biển xanh

Nơi đây giống như trong một câu chuyện cổ tích: ngôi nhà mái dốc sau một hàng rào hoa hồng trắng bao phủ, mặt trời đỏ lặn trên bến cảng ở California.

Đây là nhà của một bà mẹ 3 con Laurie Thiel. Cô sống ở London, nhưng những kỳ nghỉ cô thường mang cả bầu đoàn của mình đến hòn đảo Balboa xứ California. Ở đó Laurie có một ngôi nhà xinh xắn với những chấm bi polka như trong cổ tích.

xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

Mặt trước giản dị của ngôi nhà Cali này được xây từ 1938, designer là chị gái của chủ nhà, Krista Ewart


xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

Trong nhà rực rỡ màu sắc, một kết hợp của họa tiết hoa ở khắp mọi nơi – thảm, tường,  trên sofa làm cho phòng khách trông vui vẻ và tươi sáng

xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

 Ghế ăn từ những năm 1960 được sơn màu trắng trang nhã

 

“Màu trắng làm cho chúng ‘biến mất’ vào trong những bức tường – nó sẽ mở ra làm rộng rãi thêm không gian” Ewart nói. Kệ sách trắng và ghế trắng trong căn phòng này gợi nên một không khí biển mát mẻ và yên tĩnh.

 

xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

Chiếc table – nuit “2 trong 1” tỏ ra hợp lý trong không gian nhỏ của phòng ngủ này

 

xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha Nơi đọc sách sáng sủa trong phòng khách với những chiễ ghế chấm bi rất kool


xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha
Bình hoa cũng độc với tạo dáng con voi trắng


xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

Nhà thiết kế chọn màu xanh ngọc lam cho chiếc giường của cô cháu gái trông rất ăn với các màu sắc khác trong phòng

xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

Nhà có 3 con nên phòng tắm cũng rất xì tin

xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

Không gian tiền phòng

“Phong cách trang trí của tôi là sự pha trộn. Tôi sẽ đặt  tất cả chúng lại với nhau và làm cho nó thích hợp” – Ewart nói. “Tôi sẽ kết hợp chấm polka, tất cả các sắc thái của màu xanh lá cây và phong cách Vintage lại với nhau”. Điều đó được thể hiện qua phòng sinh hoạt chung này.

xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha
 Trong khu vực sinh hoạt chung này, một bàn cà phê phong cách vintage đặt trên một tấm thảm ngựa vằn của Jonathan Adler. Các khăn bàn thêu có nguồn gốc từ Mexico
xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha
Một điều rất đáng yêu dành cho các cô công chúa nhỏ trong bếp: chiếc tủ lạnh màu hồng đựng kem dâu và chocolate ngon tuyệt!
xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nhaNhững màu sắc rất chic có mặt khắp mọi nơi dành riêng cho bọn trẻ
xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

Sân ngoài trời lãng mạn bồng bềnh với hồng và xanh
xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

Các con, bữa sáng đã bắt đầu rồi!

Nhà Đẹp Kiến Trúc – Sưu tầm

Lâu đài TajmaSago – Phú Mỹ Hưng

Lâu đài TajmaSago 15 triệu USD

Nằm tại bờ hồ bán nguyệt của khu đô thị Phú Mỹ Hưng, lâu đài TajmaSago, trị giá 15 triệu đôla Mỹ dành cho du khách và giới doanh nhân, được thiết kế theo dáng dấp của ngôi đền cổ Taj Mahal, một trong 7 kỳ quan thế giới.

Lâu đài TajmaSago nằm tại bờ hồ bán nguyệt của khu đô thị Phú Mỹ Hưng do ông Hoàng Khải – Chủ tịch tập đoàn Khaisilk làm chủ đầu tư và đi vào hoạt động cuối tháng 5.

Đây là dự án đầu tiên trong lĩnh vực khách sạn nhắm vào phân khúc khách hàng cao cấp – giới doanh nhân và du khách nghỉ dưỡng. TajmaSago có nghĩa là đền Taj Mahal tại Sài Gòn, được xây dựng mô phỏng theo lối kiến trúc của vùng Marrakech. Khu nghỉ dưỡng có tổng vốn đầu tư tới 15 triệu USD với 19 phòng.

Thiết kế của lâu dài TajmaSago mang phong cách trắng – đen làm chủ đạo. Vị trí sảnh chờ và lối dẫn vào các khu vực chức năng được trang trí như một cung điện với những bức tường chạm khắc tinh xảo.

Lâu đài TajmaSago trang bị một Business Center thu nhỏ ở phòng thư viện cho doanh nhân. Nơi đây có máy Imac và các thiết bị cần thiết cho một văn phòng để khách có thể làm việc. Đặc biệt, một phòng họp sang trọng được trang bị đầy đủ các thiết bị trình chiếu hiện đại giúp doanh nhân dễ giao dịch, đàm phán hợp đồng với đối tác. Ngoài ra, nơi đây còn có dịch vụ đưa đón khách bằng xe Rolls Royce sang trọng cao cấp.

Thiết kế hành lang dẫn vào khu vực nhà hàng với đèn được chạm khắc tinh xảo bằng tay, mang từ Monaco về. Dọc theo lối đi là những bộ bàn ghế da màu đen. Đây là nơi để khách ngồi nghỉ ngơi, thư giãn và ngắm toàn cảnh lâu đài.

Lâu đài này có 2 nhà hàng Montalcino Ristorante Italiano (Italy) và Le Taj (Pháp) phục vụ điểm tâm, trưa và tối với thực đơn được thay đổi mỗi ngày. Trong đó, nhà hàng Italy – Montalcino Ristorante Italiano nằm tại tầng trệt của lâu đài Tajmasago được bao bọc bởi màu đỏ huyết dụ chủ đạo, hồ bán nguyệt và những đài phun nước trên nền hệ thống ánh sáng hiện đại. Đặc biệt vào các buổi tối 7 và chủ nhật, nhà hàng tổ chức chương trình ẩm thực buffet đặc sản của nước Italy.

Với tông màu chủ đạo trắng – đen, nhà hàng Le Taj thiết kế theo kiến trúc Pháp với những chi tiết nghệ thuật và nội thất phủ nhung cao cấp. Le Taj có những món ăn được phủ vàng lá 24K và hơn 150 loại rượu vang.

TajmaSago gồm 19 phòng được thiết kế khác nhau, trong đó có một phòng President Suite có diện tích tới 260m2 với trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cao của các đối tượng khách VIP.

Rạp chiếu phim 3D thuộc khu vực tầng trệt giúp thượng khách có thể kết hợp không gian này làm các mini show, chương trình event với sự hỗ trợ của dàn âm thanh, ánh sáng hiện đại.

Xem thêm ảnh lâu đài TajmaSago tại đây.

vnexpress

Nhà ống tiết kiệm năng lượng ở TP HCM


Mặt tiền ngôi nhà có diện tích 4 x 20 m.

Khoảng sân dưới tầng 1.

Mảng xanh trên tầng mái.

Double skin – mảng xanh và kính với tác dụng bảo vệ môi trường.

Phòng ngủ thông thoáng.

Phòng khách với những vệt nắng đổ dài.

Khu vệ sinh thư giãn.

Khu bếp và phong ăn.

Cầu thang trong nhà.

Khoảng thông tầng rộng rãi.

Khoảng thông này có tác dụng thông gió tự nhiên.








Mặt cắt chi tiết.

Sơ đồ căn nhà.

Sơ đồ thông gió, ánh sáng và tiếng ồn.

The Why Factory by MVRDV and Richard Hutten


Dutch architects MVRDV and designer Richard Hutten have completed a research facility within a courtyard at the Delft University of Technology.

Called The Why Factory, the project comprises a three-storey orange structure housing lecture halls, meeting rooms and research facilities.

Steps up the side allow it to be used as an auditorium.

Furniture surrounding this structure was designed by Hutten to allow the surrounding space to be transformed and used for research, as an exhibition space or for lectures.

The project has been awarded the LAi prize 2009.

Here’s some more information from Richard Hutten:

RICHARD HUTTEN IN COLLABORATION WITH MVRDV ARCHITECTS WON THE LAI 2009 AWARD!

The new think tank ‘The Why Factory’ at the Faculty of Architecture at the Delft University of Technology was awarded with the LAi prize 2009. The orange Tribune is designed by MVRDV, the flexible furniture by Richard Hutten. The Why Factory, an initiative of Delft University’s Faculty of Architecture and MVRDV, researches urban futures and is lead by Winy Maas.

During the opening event a series of prominent speakers will discuss the future city and Winy Maas will give his inaugural address as professor at TU Delft.

After a fire destroyed their premises, The Why Factory and the faculty of architecture of Delft University moved into the former main building of the university. An interior courtyard was created and designated as the new residence of The Why Factory. MVRDV designed the three floor tall wooden structure, containing lecture halls, meeting rooms and the premises of the research institute. An auditorium stair climbs to the top, literally putting the students on top of their teachers.

The colors of the tribune and the furniture was decided by both Richard Hutten and MVRDV.

The structure distinguishes itself by its bright orange colour which clearly identifies The Why Factory as an independent research centre within the Faculty of Architecture, Delft University of Technology. Designer Richard Hutten designed flexible furniture to allow the space around the tribune to switch function between research hall, lecture hall and exhibition space.